Mùa hè sống đẹp của thanh niên Quảng Ninh
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.Thanh Thúy kiếm tiền tỉ khi sang châu Âu thi đấu
Nhận được phản ánh của người dân, vào những ngày cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2025, PV Thanh Niên đã có mặt tại TT.Lăng Cô để ghi nhận thực trạng bờ biển vịnh Lăng Cô bị rác bủa vây. Theo đó, tại đoạn bờ biển tại tổ dân phố Loan Lý (TT.Lăng Cô) xuất hiện rất nhiều rác, đây là khu vực có nhiều hàng quán kinh doanh, nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Đi dọc bờ biển, hàng tá rác là túi ni lông, bao tải, vỏ chai nhựa, chai thủy tinh… dạt vào dày đặc, kéo dài nhiều km. Nhiều người dân sống trong khu vực cho biết, tình trạng này xuất hiện nhiều năm nay, nhất là vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao đẩy rác từ biển vào.Mỗi ngày, các chủ hộ kinh doanh hàng quán ven biển đều dọn rác, nhưng chỉ sau một đêm rác lại dạt vào, chất thành từng đống lớn.Tại các khu vực không có hộ kinh doanh, rác xuất hiện càng nhiều, gây ảnh hưởng đến cảnh quan của khu du lịch nổi tiếng."Hàng ngày quán chúng tôi phải cử ra một người để dọn rác nhưng vẫn không xuể, khối lượng rác quá nhiều, trôi từ biển vào nên dọn rồi đâu lại vô đấy. Có thể số lượng rác này từ các con sông đổ ra biển, sau đó theo sóng dạt vào bờ", một chủ một cơ sở kinh doanh ở bãi biển vịnh Lăng Cô nói.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Trọng Huy, Phó chủ tịch UBND TT.Lăng Cô, cho biết tình trạng rác trôi vào bờ biển thường xuất hiện vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao. Số lượng rác quá lớn và trôi vào liên tục nên địa phương không thể xử lý thường xuyên."Thời điểm này biển động, không khí lạnh nên lượng khách đến với vịnh Lăng Cô không nhiều, trước khi thời tiết chuyển biến tốt, nắng lên chúng tôi sẽ huy động lực lượng dọn dẹp, làm sạch bờ biển để đón du khách", ông Huy nói.Vịnh Lăng Cô nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa bàn TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc (TP.Huế), từng được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn là "Vịnh đẹp nhất thế giới" vào năm 2009. Với vẻ đẹp hoang sơ, bãi cát trắng mịn, nước biển xanh… hàng năm, địa điểm này thu hút số lượng lớn du khách nghỉ dưỡng, lưu trú. Việc rác "tấn công" các bãi tắm gây mất mỹ quan, làm xấu đi hình ảnh của vịnh biển này.
Fairphone 5 ra mắt với bảo hành 5 năm
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến xin quẻ, cúng sao giải hạn đầu năm để cả năm bình an, may mắn. Nhiều người đang lầm tưởng những điều này có nguồn gốc trong Phật giáo. Tuy nhiên, thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM khẳng định đây là những điều không có trong đạo Phật.Khi coi bói, xin quẻ là chúng ta tin vào định mệnh của mình, tin vào hên xui có một sự an bài nào đó. Điều này xuất phát từ ảnh hưởng của văn hóa Lão từ Trung Hoa. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, coi tướng, coi tay, coi ngày, coi tháng, xin săm, bói quẻ không có trong đạo Phật.Theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta là người quyết định cho con đường hạnh phúc hay khổ đau của chính mình, tức là chính mình tạo ra và đón nhận hoa trái hay hậu quả do chính mình tạo nên. Do đó, thực hiện lời dạy của Đức Phật là đúng một tiến trình nhân quả giúp con người có ý chí, nghị lực, có sáng tạo vươn lên né những cái ác, hướng thiện, làm cái tốt đẹp. Còn chấp nhận sự an bài nào đó có thể khiến con người bị chững lại trí tuệ, làm thui chột sự phấn đấu của con người vì tin có sự an bài."Mỗi con người là ông thầy bói, là săm quẻ cho chính mình. Nếu vận hạn nằm trong bàn tay thì chính bàn tay mình quyết định con đường đi chứ không phải do tác động yếu tố bên ngoài. Hãy tin vào điều đó chúng ta sẽ có cuộc sống tốt hơn, góp phần xây dựng gia đình và xã hội được tốt hơn", vị thượng tọa chia sẻ.Trong nhiều năm qua, GHPGVN có chủ trương không dâng sao giải hạn, không xin săm, bói quẻ. Thay vào đó, GHPGVN có thông bạch đề nghị các chùa cúng cầu an đầu năm, khai kinh Dược Sư. Trong đó, "Dược" là thuốc, "Sư" là ông thầy; "Dược Sư" là ông thầy thuốc trị tâm bệnh cho chúng sinh. Những toa thuốc đó là những lời dạy của Phật, của Thánh hiền, thực hiện theo kinh, theo lời dạy chính là thực hiện theo toa thuốc.Vì vậy, thượng tọa Thích Trí Chơn khuyên rằng, tin vào Đức Phật, thực tập lời dạy của Ngài thì chúng ta sẽ có được một năm mới bình an, hạnh phúc. "Chúng ta nên chọn mĩ tục, hãy loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp nữa. Người ta xin săm, bói toán, chọn ngày, chọn tháng, chọn tuổi vì không đủ tự tin. Chúng ta không nên tin vào đối tượng bên ngoài, tin vào con người bên ngoài mà đánh mất mình, đánh mất bình an, hạnh phúc. Mỗi người hãy vững chãi, tự tin với chính mình, bước chân mình đi, ánh mắt mình nhìn, bàn tay mình làm việc góp phần cho cuộc sống này được tốt đẹp hơn", sư thầy bày tỏ.Như vậy, mỗi ngày, chúng ta cần tự làm mới lấy mình, nhìn cuộc sống với ánh mắt tinh khôi, nở nụ cười cho thật tỏa sáng thì mỗi ngày trôi qua sẽ đều là mới. Qua đó, mỗi khoảnh khắc chúng ta đều sống trong cái mới, tự thiết lập cho mình bình an, hạnh phúc, thậm chí bản thân mỗi người sẽ đủ khả năng hóa giải khổ đau nếu đủ chất liệu bình an trong trái tim này.
Chị Võ Thị Vy (32 tuổi), ở trọ hẻm 42 đường Ung Văn Khiêm, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, cũng kể tiền điện tháng 2 chỉ 245.000 đồng. Tuy nhiên trong tháng 3 vừa qua, tiền điện lên đến 721.000 đồng. "Tiền điện gần gấp 3 lần. Nên tiền phải chi ra tốn thêm một khoản", chị Vy ta thán.
Tình hình lao động việc làm TP.HCM: Nhiều điểm tích cực, khởi sắc sau tết
Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt.